1. Sơ lược về cá chép phụng
Cá chép phụng dựa vào việc sở hữu bộ vây tuyệt đẹp như chiếc đuôi phụng nên được đặt tên dựa vào đặc điểm này. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: cá chép rồng, cá vảy rồng, cá chép đuôi dài, cá chép đuôi bướm,…
Không chỉ có ngoại hình vô cùng nổi trội mà cá chép phụng còn được ưa chuộng bởi chúng còn sở hữu đa dạng màu sắc như: đỏ, trắng, vàng và pha lẫn các màu đỏ đen, vàng đen, xanh đẹp mắt và sinh động có khả năng thôi miên trực diện người xem bởi vẻ đẹp của chúng.
Cá chép đuôi phụng là loài cá cảnh thuần chủng tại Việt Nam. Loại cá chép cảnh này thuộc một trong những dòng rất dễ chăm sóc và dễ nuôi, thân thiện và thuần người vì vậy mà bạn không cần phải lo chúng làm hại đến người khác. Ngoài ra chúng có sức đề kháng khỏe mạnh, ít bệnh vì vậy có khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phát triển nhanh chóng và được nhiều “đồng ngư” chào đón.
Vì sở hữu dải vây và chiếc đuôi dài thướt tha, nhẹ nhàng kết hợp với nhiều màu sắc đẹp mắt nên nhiều “đồng ngư” mới chơi thường không ít lần lầm tưởng chúng với cá chép Koi Nhật đuôi bướm bởi hình dáng, màu sắc của chúng có quá nhiều điểm tương đồng. Hãy cùng King Bio tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa 2 giống cá này ngay sau đây.
2. Cách phân biệt cá chép đuôi phụng và cá Koi Nhật đuôi bướm
Trên thực tế, 2 giống cá này tuy cùng loài nhưng hoàn toàn khác nhau. Vậy nên, để phân biệt cá chép đuôi phụng và cá Koi Nhật đuôi bướm, chúng ta có thể dựa vào một vài đặc điểm như sau:
Tỉ lệ vây đuôi:
Ở các loài cá chép phụng thông thường sẽ có tỉ lệ vây đuôi so với mình là chừng 1:5 nhưng ở cá chép koi đuôi bướm thì tỉ lệ này là 1:3
Xuất xứ:
Cá chép Koi đuôi bướm còn có tên gọi khác là cá chép Koi đuôi phụng là giống cá có xuất xứ từ Nhật Bản. Ngược lại cá chép đuôi phụng là dòng cá tại Việt Nam, tuy cả 2 dòng có sự khác nhau về xuất xứ nhưng lại có ngoại hình rất độc đáo và xinh đẹp.
Màu sắc:
Cá chép đuôi phụng thì có màu sắc thân đồng đều và thường sở hữu 1-2 mảng màu chủ đạo.
Cá chép Koi đuôi bướm sẽ có màu sắc đậm và rõ nét ở các đường biên hơn , thường xuất hiện dáng vẻ với sự kết hợp giữa nhiều màu sắc nổi trội trên thân cá.
Vảy:
Cuối cùng, đặc điểm dễ phân loại nhất 2 dòng cá này chính là chiếc vảy. Thực tế cho thấy cá chép đuôi phụng chỉ có ít vảy tập trung theo chiều dọc ở 2 bên thân cá nên mới được gọi với tên là cá vảy rồng, cá chép rồng, các chiếc vảy này khá to và cứng, hoàn toàn khác biệt so với cá chép Koi bướm đến từ Nhật Bản.Tuy nhiên cả 2 đều có phần vảy bao bọc toàn thân, một số loại thuộc da trơn có thể hoàn toàn không có vảy. Giống cá chép phụng thuần chuẩn
Cách dễ dàng nhận biết sự khác nhau giữa cá chép Phụng với cá chép Koi đuôi Bướm thì chỉ cần để ý đến vẩy ở thân cá.
3. Hướng dẫn cách chọn cá chép phụng khỏe đẹp
Cách chọn cá chép phụng đẹp đầu tiên phải xem khoảng cách giữa 2 mắt có đủ rộng hay không. Kiểm tra thêm phần đầu có đủ dài hay không. Nếu như tạo hình đầu cá có hình tam giác thì không lý tưởng cho tiêu chuẩn đẹp, không phù hợp để lựa chọn nuôi cho lắm. Nên chọn cá có hình tròn bầu đầy đặn, vây dài, vảy to, đều và hài hòa. Vì khả năng cá có thân hình đẹp chứng tỏ cá khỏe, nhanh nhạy, tích cực dành thức ăn, sức đề kháng tốt và không dễ mắc bệnh.
Hành vi của cá sẽ nói lên cá có khỏe không ? Hãy theo dõi kỹ từng hành vi của chúng, cá khỏe sẽ thuần người, bơi lội nhanh nhạy, uyển chuyển, thân thiện. Chúng thường có màu sắc đậm, da dẻ đều màu, cùng chiếc râu dài cũng đủ để chứng minh bạn đã chọn được một chú cá đạt đủ tiêu chuẩn khỏe đẹp.
4. Chăm sóc cá chép phụng khỏe, lên màu đẹp như thế nào?
Cá chép đuôi phụng là một loại cá hiền lành và thân thiện. Vì vậy, chúng có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường. Tuy nhiên, để cá có cơ hội phát triển tốt nhất về mặt hình thể, màu sắc cần phải có một chế độ dinh dưỡng, môi trường sống xung quanh đảm bảo nhiều yếu tố dưới đây thì mới có thể lên màu đẹp và phát triển tốt:
4.1 Số lượng cá trong bể:
Tùy theo nhận định của người nuôi cá sẽ có người nuôi theo phong thủy hoặc nuôi cá làm cảnh mà không gian nuôi cá cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, dù là nuôi cá với mục đích gì thì cần có mật độ đủ rộng cho cá thoải mái và tha hồ bơi lượn. Và số lượng cá trong bể cũng phải phụ thuộc vào kích thước của hồ để đảm bảo cá không bị stress trong không gian hẹp.
4.2 Môi trường sống lý tưởng:
Nước luôn là yếu tố đầu tiên quyết định trực tiếp đến khả năng sinh sống của Cá. Hãy đảm bảo độ sạch của nước trước khi cho Cá vào bể, loại bỏ các tạp chất và chất độc có trong nước máy, nước ao có thể gây chết hoặc làm cá stress như Amoniac, Clo,…. , lưu ý nên thay nước hồ thường xuyên để đảm bảo lượng nước sạch cho cá.
Môi trường sống lý tưởng cho cá cần phải cung cấp đủ lượng oxy, khi thấy cá bơi lên bề mặt, đớp nước tầng mặt là dấu hiệu cho thấy cá đang thiếu nguồn oxy. Vì vậy, việc cung cấp thêm máy sủi oxy trong bể luôn là điều cần thiết.
Độ pH phù hợp nhất cho chúng là từ 6,2 – 7,5.
Nhiệt độ tốt nhất để cá có thể phát triển tốt là từ 20 – 28 độ C. Không gian nuôi cá cần đủ rộng để cá thoải mái và tha hồ bơi lượn.
Đặc biệt, việc bổ sung vi sinh sẽ giúp phân huỷ các chất cặn bẩn trong hồ cá như phân cá và thức ăn dư thừa. Khử mùi hôi tanh của nước và đặc biệt có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch cho cá.
4.3 Hệ thống lọc nước bể cá
Đối với hệ thống lọc dành cho bể cá chép phụng cần phải phù hợp với thể tích của bể cá, số lượng cá dù nuôi cá trong nhà hay nuôi cá ngoài trời thì phải đảm bảo hệ thống lọc nước ổn định để mang đến chất lượng nước tốt nhất cho cá sinh trưởng, phát triển.
Khi thay nước cần phải thực hiện theo đúng quy tắc: 2 ngày giảm ⅓ thể tích nước trong hồ cho đến khi nước đã trong trở lại. Lưu ý phải khử clo và tạp chất độc hại đối với nước máy thường dùng trước khi châm vào hồ bằng than hoạt tính hoặc phơi nước từ 1-3 ngày.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.